ahappyTRAN

Trân không phải là chuyên gia mà chỉ kể câu chuyện của Bản thân mình

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG DỎM: THUỐC TIÊN uống vô có QUY TIÊN?

Gần đây, tình trạng Thuốc giả, Thực phẩm chức năng dỏm tràn lan. Và thậm chí là còn có sự tiếp tay của các Nghệ sỹ, Người nổi tiếng quảng cáo phóng đại công dụng của Sản phẩm, đưa thông tin mập mờ, sai sự thật về hiệu quả cải thiện.

Sau khi thông tin bị phanh phui, có vài nghệ sĩ lên tiếng xin lỗi, nhưng nhiều người chọn im lặng. Xin lỗi thì tốt nhưng im lặng cũng chả sao. Vì chúng ta phải tự trang bị kiến thức để là người tiêu dùng thông thái cho bản thân, chứ không đỗ lỗi vào lời giới thiệu của ai hết.

thực phẩm chức năng dỏmHiện nay Quảng cáo thuốc gia truyền nhan nhãn khắp mặt trận

 

So với thuốc, điều kiện lưu hành Thực phẩm chức năng (TPCN) sẽ dễ hơn nhiều. Chức năng của những sản phẩm ở đây chỉ là “hỗ trợ” chứ không phải là “điều trị”. Do đó, hiệu quả thì khó nói lắm. Tốt/Bổ hơn Thực phẩm bình thường một chút, nhưng Giá cả thì cao hơn Thực phẩm rất rất nhiều chút. Thậm chí có khi đắt hơn Thuốc.

Cũng chính vì nó nằm ở chỗ giao thoa giữa Thực phẩm và Thuốc nên nó là miếng bánh ngon cho rất nhiều Doanh nghiệp bước chân vào. Không phủ nhận những lợi ích tuyệt vời của nó, nhưng chính vì thị trường có quá nhiều bên tham gia nên thượng vàng hạ cám là điều hiển nhiên.

Dưới góc nhìn của một Luật sư, mình xin phân tích các ý sau hy vọng mọi người sẽ có cơ sở khi lựa chọn các sản phẩm cho bản thân và gia đình:

1. Phân biệt TPCN và Thuốc
2. Phân biệt TPCN đủ điều kiện lưu hành và TPCN trôi nổi không rõ nguồn gốc
3. Phân biệt TPCN chính hãng, TPCN xách tay
4. Căn cứ đánh giá chất lượng các loại TPCN trên thị trường

1. Phân biệt Thực phẩm chức năng và Thuốc

Thực phẩm chức năng theo quy định của luật thì:

– Trên Quảng cáo, Bao bì và Hướng dẫn sử dụng phải ghi rõ đây là “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”“Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

– Phòng khi họ cố tình không ghi thì xem Số công bố sản phẩm trên bao bì thường sẽ có dạng: Số/năm cấp/ĐKSP hoặc XNCB hoặc YT-CNTC (Thuốc sẽ không ghi theo định dạng này).

Đối với Thuốc thì chúng ta không nên tự ý mua khi không có chỉ định của Bác sĩ. Trên Quảng cáo Thuốc bắt buộc phải có các nội dung như thành phần, chỉ định, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định, những điều cần tránh, tác dụng phụ, tên cơ sở sản xuất, lời dặn “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”,…

Để kiểm chứng, các bạn hãy lên YouTube tìm đoạn quảng cáo Panadol để nghe và nghiệm lại xem có đọc đủ những thông tin này không. Xem thử quảng cáo này.

✅ Tóm lại đa số mọi người thường hay nhầm tưởng Thực phẩm chức năng là Thuốc. Nên khi xem Quảng cáo thì hãy lắng tay nghe cho kỹ Quảng cáo TPCN đến đoạn cuối sẽ có một câu được đọc với tốc độ ánh sáng là “Thực phẩm…không phải là..uốc…tác dụng…thay thế…uốc chữa bệnh” hoặc khéo léo lồng vào bài hát câu nói “Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ…”

Còn nếu mua ở hiệu thuốc thì nhớ hỏi kỹ Dược sỹ đây là TPCN hay Thuốc để tránh ngộ nhận về công dụng thần thánh nhé các bạn.

???? Nên nhớ, Thực phẩm chức năng không phải là Thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh! Hay do nghe nhiều quá nên mọi người không nghe thấy nữa ta?

Thiếu hiểu biết + Lòng tham = Combo Tiền mất tật mang.

Nhà sản xuất nói nổ và chúng ta thì tin rằng trên đời có Thuốc Ngọt, Thuốc Tiên có thể chữa được nhiều bệnh. Thuốc Đắng mới Giã Tật. Và đúng, SỰ THẬT MẤT LÒNG (ahihi).

2. Phân biệt Thực phẩm chức năng đủ điều kiện lưu hành và TPCN trôi nổi không rõ nguồn gốc

Này thì cũng không khó lắm. TPCN đủ điều kiện lưu hành là sản phẩm đã đăng ký với Cơ quan nhà nước và được phê duyệt, có giấy phép Công Bố Sản phẩm. Khi các bạn tìm thấy Số Công Bố trên Bao bì hoặc trên Thông tin quảng cáo sản phẩm thì hãy vào trang web: https://nghidinh15.vfa.gov.vn/Tracuu để tra cứu.

Thử lấy sản phẩm này nhé. Số công bố thường được ghi trên bao bì hay thông tin sản phẩm
 
Vào trang web nghidinh15, nhập số công bố và ngày tháng năm
Trang web cho ra Kết quả tìm kiếm, bấm Xem bản công bố
 
Ta sẽ được Thông tin chi tiết sản phẩm

❎ Sản phẩm nào không có Số Công Bố hoặc Tra cứu Số Công Bố không có kết quả thì phải xác minh lại với Tổng đài chăm sóc khách hàng. Còn nếu mập mờ, trôi nổi thì xin hãy Tiễn Zong nó gấp nếu không có ngày Zong về kêu bạn về “Dưới”.

Sản phẩm được xét duyệt Công bố hay không là dựa vào mẫu thử và kết quả kiểm nghiệm lúc đi đăng ký. Do đó, có công bố cũng còn chưa chắc đâu nhé. Lỡ đâu sau khi có giấy phép, họ đổi thành phần, thêm bớt chất vô thì chỉ có mấy bà kem trộn rành quá (Về kem trộn thì đã có bài viết, mời bạn đọc lại).

???? Bởi vậy Uy tín của Nhà sản xuất quan trọng lắm nha mọi người. Cũng nên check xem công ty này thành lập năm mấy, có bao nhiêu mặt hàng rồi, Google xem đánh giá… (à mà thôi cái này seeding dễ ẹc). Vì lý do này nên một số bạn chọn không chơi hàng Việt Nam, quy kết hàng trong nước là Thực phẩm chức năng dỏm, cứ hàng ngoại nhập cho chắc cú. Vậy hàng ngoại có chắc xịn hơn hàng nội?

Đón xem phần tiếp theo nhoa ????

Trả lời