ahappyTRAN

Trân không phải là chuyên gia mà chỉ kể câu chuyện của Bản thân mình

DẠY CON TRỞ NÊN CỨNG RẮN CÓ PHẢI LÀ TỐT?

Cách đây mấy năm, mình gửi cho mẹ xem Video trong chương trình này vì mình thấy có phảng phất tâm lý của mình ngày trước. Mẹ mình luôn muốn dạy con trở nên thật cứng rắn, kiên cường. Nhưng thật sự không phải vậy…

Xem xong Chương trình này, Mẹ mình đã khóc và giải thích với mình rằng mẹ ép mình học vì muốn tốt cho mình và mẹ cũng không quá đáng như người mẹ trong chương trình. Nhưng mẹ lại không biết, mình không cảm thấy giống Cô Em trong Chương trình. Mà mình giống Cô Chị.

Cô Em khi mẹ bắt học đã phản kháng, đình công, tranh cãi với mẹ.
Còn Cô Chị thì học giỏi, tự giác, hiểu việc mẹ ép mình học là vì muốn tốt cho mình. NHƯNG, em ấy lại cảm thấy tổn thương sâu sắc đến mức không còn muốn nói một lời nào với mẹ nữa. Khi mẹ bắt đầu nói nhiều, em sẽ tự bắt chế độ mute và làm theo cho xong.

Bản thân thì càng ngày càng trở nên vô cảm bởi tất cả cố gắng chưa bao giờ được mẹ tán thưởng. Thay vào đó em luôn bị soi mói những điểm chưa hoàn hảo, bị áp đặt “phải tốt hơn nữa”, luôn mẹ chê mập – bắt giảm cân và khiến em trở nên ngày càng mất tự tin. Hơn nữa em còn bị ngăn cấm chuyện đi dạy thêm bởi vì “mẹ thấy việc đó chẳng có lợi ích gì”

Tối qua đọc được tin em trai trường chuyên Amsterdam nhảy lầu vì áp lực học hành, mình thấy thật sự chua xót cho cả em và chả bậc làm cha mẹ. Điều nuối tiếc nhất trong chuyện này đó là giữa cha mẹ và con cái đã mất kết nối với nhau.

Em hiểu rất rõ ý tốt của cha mẹ, em hiểu rất rõ những việc em sắp làm là sai. Nhưng em vẫn chọn để giải thoát cho mình. Vì em quá mệt mỏi giữa lựa chọn mà mình không được quyền có đáp án khác:
– Hoặc là “đúng” theo kỳ vọng của ba mẹ, theo “chuẩn mực” của xã hội;
– Hoặc theo ý thích của em (như con game chưa chơi, bản nhạc hay chưa nghe) và trở thành một đứa con hư hỏng, tệ hại trong mắt mọi người.

Mủm mĩm là xấu
Chơi game là hư hỏng
Con gái phải biết đánh đàn
Con trai phải mạnh mẽ
Thời cha mẹ, những thứ này là chuẩn mực. Nhưng có phải sau 30 năm, mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi rồi không!

Cha mẹ đâu tưởng tượng được bây giờ chỉ cần chơi game giỏi cũng có thể kiếm tiền được? Cha mẹ đâu có nghĩ bây giờ còn có cả ngày dành riêng cho cộng đồng LGBT nữa?

Thời cha mẹ, ông bà luôn thiếu tiền. Nên cha làm phụ huynh, cha mẹ nghĩ phải cho con thật nhiều điều kiện mới là tốt (và cũng bắt con thế nọ thế kia để sau này có thật nhiều tiền).

Mẹ mình bây giờ đã thay đổi rất nhiều, đã công nhận sự cố gắng của mình, đã có lắng nghe mà không phán xét. Nhờ vậy mà mình có thêm động lực để bứt phá những cột mốc mà ngày trước từng cho rằng đó là giới hạn của bản thân. Còn giả dụ như bây giờ mẹ vẫn đòi hỏi, có khi mình lại sa đoạ.

Mình đã từng nghe về việc con cái muốn “trả thù” bằng cách sống thật tồi tệ làm ba mẹ đau lòng hay làm mất mặt gia đình.
“Tình yêu thương” luôn là giá trị cốt lõi cần phải nhắc đi nhắc lại thường xuyên. Chỉ cần con cái cảm nhận được dù mình có là ai, cha mẹ vẫn luôn yêu thương mình. Từ đó sẽ tự động nhắc nhở bản thân không được làm buồn lòng cha mẹ.

Bởi vậy,
Đừng dạy con trở nên “CỨNG” vì cứng mấy rồi cũng có lúc “VỠ”
Hãy dạy con trở nên “DẺO”, để trong bất cứ hoàn cảnh nào con cũng có thể “THÍCH NGHI”.
Và cha mẹ hãy luôn là điểm tựa vững chắc cho khối chất dẻo ấy, kết nối bằng sự YÊU THƯƠNG và SẺ CHIA.

Xem thêm:

Trả lời